Công thức, cách tính góc của đa giác đều hay, chi tiết
Với Công thức, cách tính góc của đa giác đều hay, chi tiết môn Toán lớp 8 phần Hình học sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từ đó biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác – Diện tích đa giác để đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 8. Phần này sau đổi mới sẽ có trong chương trình lớp 6,7,8,9.. trong các kì thi vào lớp 10 kiểu chuyên ngoại ngữ…
+) Mỗi góc trong của đa giác đều n cạnh bằng (n-2)180/n = (1-2/n) 180
+) Tổng tất cả các góc trong của đa giá đều n cạnh bằng (n-2)180
+) Tổng tất cả các góc ngoài của đa giác đều n cạnh là 360 độ
+) Số đường chéo của đa giác đều n cạnh là n(n-3)/2
1. Tam giác đều
Mỗi góc của tam giác đều có số đo bằng độ là (1-2/3) x 180 = 60.
Tổng số đo các góc là (3-2) x 180 = 180 độ.
2. Tứ giác đều (hình vuông)
Mỗi góc của hình vuông có số đo độ là (1-2/4) x 180 = 90.
Tổng số đo các góc là (4-2) x 180 = 360 độ.
3. Ngũ giác đều
Mỗi góc của ngũ giác đều có số đo bằng độ là (1-2/5) x 180 = 108.
Tổng số đo các góc là (5-2) x 180 = 540 độ.
4. Lục giác đều
Mỗi góc của lục giác đều có số đo bằng độ là (1-2/6) x 180 = 120.
Tổng số đo các góc là (6-2) x 180 = 720 độ.
5. Bát giác đều
Một câu hỏi ở chương trình Đường lên đỉnh Olympia 31/5/2020. Mỗi góc của bát giác đều là bao nhiêu độ? Đáp số: (1-2/8) x 180 = 135 độ.