Tần số là gì?
Phụ huynh và học sinh có thể tìm hiểu thêm
Lập bảng phân bố tần số tần suất
1. Một vài khái niệm mở đầu
– Dấu hiệu: vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm.
– Đơn vị điều tra: đối tượng được điều tra.
– Mẫu: tập con hữu hạn các đơn vị điều tra.
– Kích thước mẫu: số phần tử một mẫu.
– Mẫu số liệu: tập hợp các số liệu thu được sau khi điều tra trên mẫu.
Cùng đi vào ví dụ sau:
Để điều tra về số học sinh trong một lớp khối 10 của ở trường THPT A, người điều tra sẽ đến và thu thập số học sinh mỗi lớp. Từ đó, được kết quả:
Trong bảng thống kê trên, ta có:
– 1 mẫu là các lớp {10A1; 10A2; …; 10A12}.
– 1 mẫu số liệu: {44;40;45…;48}.
– Kích thước mẫu: N = 12.
– Dấu hiệu: số học sinh mỗi lớp.
– Đơn vị điều tra: một lớp học.
2. Tần số – Bảng phân bố tần số
– Số lần xuất hiện của một giá trị trong mẫu số liệu là tần số của giá trị đó.
– Tần số của giá trị (kí hiệu là giá trị x) được kí hiệu là n.
Ví dụ:
a) Cho bảng số liệu thống kê năng suất lúa hè thu (tạ/ha) của 30 tỉnh như sau:
25 | 30 | 25 | 30 | 35 | 35 | 40 | 40 | 45 | 5 |
30 | 30 | 40 | 25 | 45 | 45 | 35 | 25 | 35 | 40 |
35 | 35 | 40 | 40 | 30 | 35 | 35 | 35 | 40 | 30 |
Bảng phân bố tần số:
Năng suất lúa | Tấn số |
25
30 35 40 45 |
5
6 9 7 3 |
N=30 |
b) Tuổi thọ của 30 bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị giờ) như sau:
1180 | 1150 | 1190 | 1170 | 1180 | 1170 | 1160 | 1170 | 1160 | 1150 |
1190 | 1180 | 1170 | 1170 | 1170 | 1190 | 1170 | 1170 | 1170 | 1180 |
1170 | 1160 | 1160 | 1160 | 1170 | 1160 | 1180 | 1180 | 1150 | 1170 |
Bảng phân bố tần số:
Tuổi thọ | Tấn số |
1150
1160 1170 1180 1190 |
3
6 12 6 3 |
N=30 |
3. Bảng tần số ghép lớp
Lập bảng phân bố tần số ghép lớp theo nhóm cá thứ 1 với các lớp là: [630; 635) ; [635;640) ; [640; 645) ; [645; 650) ; [650; 655)
Lời giải
Lớp khối lượng (gam) | Tần số |
[630, 635] [635, 640] [640, 645] [645, 650] [650, 655] |
1 2 3 6 12 |
N = 24 |