DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI
Xem thêm về lý thuyết tam thức bậc hai, tam thức bậc 2
Định lí Viet thuận và đảo trong phương trình bậc hai -tam thức bậc hai
Các bài tập về tam thức bậc 2 lớp 8
Các bài tập về tam thức bậc 2 lớp 10
1.Khái niệm
Tam thức bậc hai (một ẩn) là đa thức có dạng f(x)=ax2+bx+cf(x)=ax2+bx+c trong đó x là biến a,b,c là các số đã cho, với a≠0.
Định lí. Cho tam thức bậc hai f(x)=ax^2+bx+c(a≠0) có biệt thức Δ=b^2–4ac
– Nếu Δ<0 thì với mọi x,f(x)x,f(x) có cùng dấu với hệ số aa.
– Nếu Δ=0 thì f(x)f(x) có nghiệm kép x=−b/2a, với mọi x≠−b/2 f(x) có cùng dấu với hệ số a.
– Nếu Δ>0,f(x) có 2 nghiệm x1,x2(x1<x2)và luôn cùng dấu với hệ số aa với mọi xx ngoài đoạn [x1;x2] và luôn trái dấu với hệ số aa với mọi x trong đoạn (x1;x2)
2.Các dạng bài tập
3.Các bài tập ứng dụng
- So sánh 1 với nghiệm của phương trình 2x2 – 18x + 17 = 0 [TD10BD70]
- So sánh – 2 với nghiệm của phương trình f(x) = (m2 + 1)x2 – 5(m2 + 1)x – m2 + m – 1 = 0 [TD11BD70]
- Tìm m để các phương trình sau có hai nghiệm
- mx2 + (m – 1)x + 3 – 4m = 0 và thoả mãn x1 < 2 < x2 [VD1TTM19]
- (m + 1)x2 – (m – 3)x + m + 1 = 0 và thoả mãn -1 < x1 ≤ x2
- (m + 1)x2 + mx + 3 = 0 và thoả mãn x1 < – 2 < 1 < x2 [VD-TTM27]
- x2 – 2mx + m = 0 và thoả mãn x1, x2 (-1;3)
- x2 – 2x – 3m = 0 và thoả mãn
- Tìm m sao cho
- f(x) = 2x2 – 2(m + 1)x + 2m + 1 > 0
- f(x) = (m – 1)x2 – (m – 1)x + 1 – 2m ≤ 0 [VD1TTM17]
- Tìm m để bất phương trình f(x) = mx2 – (2m – 1)x + m + 1 < 0 vô nghiệm. [VD2TTM17]
- Định m để với [VD3TTM19]
- Tìm m để phương trình sau có nghiệm
- (x2 + 2x)2 – 4m(x2 + 2x) + 3m + 1 = 0 [VD1TTM23]
- x4 + mx3 + 2mx2 + mx + 1 = 0 [VD!TTM31]
- Tìm m để phương trình (m + 1)x2 – 3mx + 4m = 0 có duy nhất một nghiệm lớn hơn 1. [VD3TTM25]
- Tìm m sao cho f(x) = (m + 2)x2 – 2(m + 3)x – m + 3 > 0 với [VD1TTM34]
- CMR phương trình f(x) = m(x2 – 9) + x(x – 5) = 0 luôn có nghiệm. [VD-TTM38]
- Giải và biện luận phương trình [TD13BD71]
- Với giá trị nào của m thì: [TD15BD74]
- Tim m để [TD21BD77]
4.Giải bài tập SGK
Bài 1 (trang 105 SGK Đại Số 10): Xét dấu các tam thức bậc hai:
a) 5x2 – 3x + 1 ; b) -2x2 + 3x + 5
c) x2 + 12x + 36 ; d) (2x – 3)(x + 5)
Lời giải
a) f(x) = 5x2 – 3x + 1 có Δ = 9 – 20 = -11 < 0 và có hệ số a = 5 > 0 nên f(x) > 0 ∀x ∈ R
b) f(x) = -2x2 + 3x + 5 có Δ = 9 + 40 = 49
Tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = -1; x2 = 5/2
Ta có bảng xét dấu:
Vậy f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-1; 5/2)
f(x) = 0 ⇔ x = -1 ; x = 5/2
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -1) ∪ (5/2; +∞)
c) f(x) = x2 + 12x + 36 có Δ = 0 nên có một nghiệm là x = -6
Ta có bảng xét dấu:
Vậy f(x) > 0 ⇔ x ≠ -6
f(x) = 0 ⇔ x = -6
(hoặc có thể phân tích f(x) = (x + 6)2 ≥ 0 ∀x ∈ R)
d) f(x) = (2x – 3)(x + 5) có hai nghiệm phân biệt x1 = 3/2; x2 = -5
Ta có bảng xét dấu:
Vậy f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-∞; -5) ∪ (3/2; +∞)
f(x) = 0 ⇔ x = -5 ; x = 3/2
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-5; 3/2)
Bài 2 (trang 105 SGK Đại Số 10): Lập bảng xét dấu các biểu thức sau:
a) f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5)
b) f(x) = (3x2 – 4x)(2x2 – x – 1)
c) f(x) = (4x2 – 1)(-8x2 + x – 3)(2x + 9)
Lời giải
a) f(x) = (3x2 – 10x + 3)(4x – 5)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (1/3; 5/4) ∪ x ∈ (3; +∞)
f(x) = 0 ⇔ x = 1/3; 5/4; 3
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; 1/3) ∪ x ∈ (5/4; 3)
b) f(x) = (3x2 – 4x)(2x2 – x – 1) = x(3x – 4)(2x2 – x – 1)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-∞; -1/2) ∪ x ∈ (0; 1) ∪ x ∈ (4/3; +∞)
f(x) = 0 ⇔ x = -1/2; 0; 1; 4/3
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-1/2; 0) ∪ x ∈ (1; 4/3)
c) f(x) = (4x2 – 1)(-8x2 + x – 3)(2x + 9)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-∞; -9/2) ∪ x ∈ (-1/2; 1/2)
f(x) = 0 ⇔ x = -9/2; -1/2; 1/2
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-9/2; -1/2) ∪ x ∈ (1/2; +∞)
Bảng xét dấu:
Vậy: f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-√3; -1) ∪ x ∈ (0; 1/3) ∪ x ∈ (3/4; √3)
f(x) = 0 ⇔ x = ±√3; 0; 1/3
f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -√3) ∪ x ∈ (-1; 0) ∪ x ∈ (1/3; 3/4) ∪ x ∈ (√3; +∞)
Bài 3 (trang 105 SGK Đại Số 10): Giải các bất phương trình sau
a) 4x2 – x + 1 < 0
b) -3x2 + x + 4 ≥ 0
c)
d) x2 – x – 6 ≤ 0
Lời giải
a) 4x2 – x + 1 < 0
Xét f(x) = 4x2 – x + 1 có: Δ = 1 – 16 = -15 < 0 và a = 4 > 0 nên f(x) > 0 ∀x ∈ R
Vậy bất phương trình đã cho vô nghiệm.
(Hoặc ta có: 4x2 – x + 1 = (2x)2 – 2.2x.1/4 + 1/16 + 15/16 = (2x – 1/4)2 + 15/16 > 0 ∀x ∈ R)
b) -3x2 + x + 4 ≥ 0
Xét f(x) = -3x2 + x + 4 có hai nghiệm phân biệt: x1 = -1; x2 = 4/3
Ta có bảng xét dấu:
Nên f(x) > 0 ⇔ x ∈ (-1; 4/3)
f(x) = 0 ⇔ x = -1; x = 4/3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: T = [-1; 4/3]
c)
Nên f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -8) ∪ (-2; -4/3) ∪ (1; 2)
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: T = (-∞; -8) ∪ (-2; -4/3) ∪ (1; 2)
d) x2 – x – 6 ≤ 0
Xét f(x) = x2 – x – 6 có hai nghiệm phân biệt: x1 = -2; x2 = 3
Bảng xét dấu:
Nên f(x) < 0 ⇔ x ∈ (-2; 3) và f(x) = 0 ⇔ x = -2; x = 3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: T = [-2; 3]
Bài 4 (trang 105 SGK Đại Số 10): Tìm các giá trị của tham số m để các phương trình sau vô nghiệm
a) (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6 = 0
b) (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0
Lời giải
a) Đặt f(x) = (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6
– Nếu m – 2 = 0 ⇔ m = 2 khi đó phương trình f(x) = 0 trở thành:
2x + 4 = 0 ⇔ x = -2 hay phương trình có một nghiệm
Do đó m = 2 không phải là giá trị cần tìm.
– Nếu m – 2 ≠ 0 ⇔ m ≠ 2 ta có:
Δ’ = (2m – 3)2 – (m – 2)(5m – 6)
= 4m2 – 12m + 9 – 5m2 + 6m + 10m – 12
= -m2 + 4m – 3 = (-m + 3)(m – 1)
Phương trình f(x) = 0 vô nghiệm khi và chỉ khi Δ’ < 0
⇔ (-m + 3)(m – 1) < 0 ⇔ m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞)
Vậy với m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞) thì phương trình vô nghiệm.
b) Đặt f(x) = (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2
– Nếu 3 – m = 0 ⇔ m = 3 khi đó phương trình f(x) = 0 trở thành:
-6x + 5 = 0 ⇔ x = 5/6 là nghiệm của phương trình.
Do đó m = 3 không phải là giá trị cần tìm.
– Nếu 3 – m ≠ 0 ⇔ m ≠ 3 ta có:
Δ’ = (m + 3)2 – (3 – m)(m + 2)
= m2 + 6m + 9 – 3m – 6 + m2 + 2m
= 2m2 + 5m + 3 = (2m + 2)(m + 3/2)
Phương trình f(x) = 0 vô nghiệm khi và chỉ khi Δ’ < 0
⇔ (2m + 2)(m + 3/2) < 0 ⇔ m ∈ (-3/2; -1)
Vậy với m ∈ (-3/2; -1) thì phương trình vô nghiệm.