Thành công của giáo dục Phần Lan dựa vào đâu? Câu trả lời chính là Giáo viên
Giáo viên chất lượng
Thành công của giáo dục Phần Lan đa phần bắt nguồn từ một vũ khí không có gì bí mật cả – đó là thầy cô giáo. Ông Schleicher ở OECD nói: “Chất lượng giảng dạy là nhân tố làm cho Phần Lan thành công về giáo dục. Tại nước Mỹ, giáo dục đã trở thành một mô hình công nghiệp, giáo viên chỉ là công cụ dùng để chuyên chở một sản phẩm làm sẵn. Còn ở Phần Lan thì giáo viên là tiêu chuẩn mẫu mực (của xã hội)”.
Giáo viên thực sự rất cao quý
Còn ở Việt Nam? Đọc thêm bài này để biết thêm chi tiết
Đó cũng là một trong các nguyên nhân vì sao nhiều người Phần Lan muốn trở thành giáo viên. Nhờ thế nước này có thể lựa chọn ra những giáo viên giỏi từ một kho đầy ắp nhân tài sư phạm. Số liệu mới nhất cho thấy năm 2008 có 1.258 sinh viên tốt nghiệp đại học xin dự khóa đào tạo giáo viên tiểu học, nhưng chỉ có 123 người (tương đương 9,8%) được nhận. Khóa đào tạo tiêu chuẩn này kéo dài 5 năm. Mỗi giáo viên đều phải có học vị thạc sĩ (người Phần Lan gọi là thạc sĩ giáo dục, tức kasvatus, từ được dùng để gọi bà mẹ dạy con). Mức lương hằng năm của giáo viên là từ 40 đến 60 nghìn USD và họ làm việc mỗi năm 190 ngày.
“Bỏ ra 5 năm để đào tạo tất cả các giáo viên là một việc làm tốn kém, nhưng điều đó làm cho các thầy cô giáo của chúng tôi được xã hội rất tôn trọng và khen ngợi”. Nhận xét về các đồng nghiệp Phần Lan, Dan MacIsaac, chuyên gia giáo dục môn vật lý người Mỹ tại Đại học bang New York ở Buffalo từng đến thăm Phần Lan hai tuần đã nói: “Các thầy giáo của họ chuẩn bị bài dạy môn vật lý tốt hơn chúng ta. Họ được tự do phát huy kỹ năng giảng dạy chứ không như ở Mỹ, nơi người ta đối xử với giáo viên như với người đưa bánh piza, nghĩ cách làm thế nào để đưa bánh đến nơi nhanh hơn”.
Không có học thêm, tất cả tự học
“Phần Lan là một xã hội công bằng, còn Nhật và Hàn Quốc là những xã hội cạnh tranh rất mạnh — nếu bạn không học tốt hơn hàng xóm thì cha mẹ bạn sẽ bỏ tiền cho bạn đi học các lớp học buổi tối. Người Phần Lan không quá coi trọng việc mình phải có biểu hiện xuất sắc hơn người hàng xóm. Ở xứ này mỗi người đều đạt được trình độ trung bình, nhưng trình độ trung bình ấy rất cao”. Nguyên tắc đó đã giúp cho Phần Lan gặt hái được thành công lớn về giáo dục
Hợp tác chứ đừng cạnh tranh.
Các nước châu Á nhìn chung có thói quen ganh đua và cạnh tranh kiểu con gà tức nhau tiếng gáy. Nên mặc dù các nước đều có ý tưởng muốn có nền giáo dục như Phần Lan nhưng không thể. Phần Lan có thể xuất khẩu một số chính sách giáo dục của họ, nhưng sẽ không dễ để họ xuất khẩu được ý tưởng “tất cả vì một người, mỗi người vì mọi người” mà họ vẫn theo đuổi. Thái Lan từng có ý định nhập khẩu mô hình Phần Lan để áp dụng cho hệ thống giáo dục của mình. Tuy nhiên, tại xứ sở châu Á này mỗi khi xuất hiện tình hình học sinh nào đó học kém thì phụ huynh sẽ mời gia sư đến nhà dạy thêm – một chuyện khó có thể tưởng tượng ở Phần Lan. Giáo dục không thể công bằng ở những nước châu Á.
Thầy Thế Anh