Tại sao giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới? Bài viết này sẽ giúp các em cũng như các vị phụ huynh học sinh biết tại sao giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới và Việt Nam chúng ta có học được gì từ giáo dục Phần Lan.
Vừa rồi rộ lên tin đồn là giáo dục Phần Lan bỏ các môn như Toán, Lý, Hóa nhưng thực sự không phải vậy họ chỉ lồng ghép các môn Toán, Lý, Hóa này vào thực tế bên cạnh các môn học thực tế khác.
Xem thêm: Giáo dục Phần Lan có thực sự bỏ Toán, Lý, Hóa?
Giáo dục thực tế
Phần Lan tập trung cải thiện học viên các kỹ năng đối với các môn đọc, toán và khoa học ứng dụng những điều mà học viên học và có thể áp dụng ngay vào cuộc sống.
“Cái chúng tôi cần bây giờ là loại hình giáo dục kiểu mới để trang bị cho các em vào đời.”
“Thanh niên ngày nay biết sử dụng những máy tính hiện đại. Ngày trước, ngân hàng phải thuê kế toán ngồi cộng đếm từng con số, nhưng giờ đây điều đó hoàn toàn thay đổi. Vì thế, chúng tôi phải thay đổi cách giáo dục phù hợp với xã hội công nghiệp và hiện đại.”
Phần Lan là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục thành công nhất thế giới. Học sinh Phần Lan thường đứng đầu môn làm toán và tập đọc trên các bảng xếp hạng quốc tế. Quốc gia này luôn đi đầu trong lĩnh vực cải cách giáo dục theo phương pháp cấp tiến nhất.
Công bằng trong giáo dục
“Sự công bằng là điều quan trọng nhất trong nền giáo dục phần Lan. Tất cả đảng phái chính trị đều đồng ý điều này” Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ. Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.
Trước thập niên 70 thế kỷ XX, giáo dục Phần Lan chưa có gì đáng tự hào. Ngành giáo dục thực hiện chế độ quản lý tập trung, có rất nhiều quy chế ràng buộc công việc của giáo viên. Thời ấy HS đến 10 tuổi đều phải qua một kỳ thi, dựa theo kết quả thi để phân ban, một loại là lớp phổ thông, một loại là lớp học nghề; việc phân ban đó quyết định tương lai các em một cách võ đoán, tương lai cả cuộc đời phụ thuộc vào một kỳ thi. Kết quả thi được cho điểm từ 4 đến 10; điểm 10 là điểm số cao nhất; điểm 4 là trượt. Thời ấy các em HS tuổi còn nhỏ mà đã biết dùng đẳng cấp để so bì lẫn nhau, qua điểm số mà cho rằng mình kém hoặc hơn người khác. Trong mỗi lớp lại còn chia ra các nhóm HS tùy theo năng lực, các em luôn so kè lẫn nhau.
Về sau giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm như vậy là không tốt, bởi lẽ mỗi người đều có năng lực và cách biểu hiện khác nhau. Làm như vậy chẳng khác gì bắt voi, chim cánh cụt và khỉ thi tài leo cây; dùng tài leo cây làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực của chúng là rất vô lý. Vì thế ngành giáo dục nước này đã quyết định hủy bỏ chế độ chia đẳng cấp, không dùng điểm số để phân chia thứ bậc nữa. Các giáo viên nhanh chóng nhận thấy cách làm này là tốt. Nhờ thế đã thay đổi không khí học tập trong trường, thầy trò hợp tác với nhau, đoàn kết nhất trí. Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.
Một nội dung nữa của triết lý giáo dục Phần Lan là toàn thể HS phổ thông trong cả nước phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không thể để con nhà giàu được học tốt hơn con nhà nghèo, con em người da trắng được học tốt hơn con em người da màu di cư từ châu Phi châu Á đến. Tư tưởng bình đẳng giáo dục ấy được Nhà nước Phần Lan nêu ra trong một đạo luật ban hành năm 1860. Từ năm 1915, giáo dục được thừa nhận là một quyền công dân.
Giáo dục Phần Lan tập trung dạy trẻ học và sáng tạo chứ KHÔNG áp lực trẻ thi cử. “Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi” GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu.
Không tin vào thi cử- Cách đánh giá khác biệt
“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời HS chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đã ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, HS cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo HS sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.
Giáo dục tự nguyện – Hướng đến học mà chơi
Giáo dục Phần Lan hướng trẻ chơi mà học. “Vui chơi rất quan trọng cho trẻ” Rintola nói “Chúng tôi đánh giá cao việc vui chơi”. Học viên tại Phần Lan thường được học ngoại khóa rất nhiều ngay cả mùa đông lạnh giá. Độ tuổi đến trường bắt buộc của học trẻ là 7 tuổi. “Chúng tôi không hề vội” Louhivuori nói “trẻ sẽ học tốt hơn khi chúng sẵn sàng, vì sao chúng ta phải áp lực chúng?”
Thoạt nhìn, phương pháp chơi mà học có vẻ như “không bài bản” như cách dạy truyền thống nhưng trên thực tế, phương pháp hiện đại đòi hỏi nhà trường và giáo viên phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi những dự án phù hợp với sự phát triển liên tục của học viên, từ đó giúp học viên yêu thích và không ngừng khám phá và phát triển kiến thức và kỹ năng tốt hơn và nhanh hơn vượt bậc so với cách dạy truyền thống.
Giáo viên gắn kết với học sinh
Giáo viên theo lớp học của trẻ trong một thời gian dài. “Đây là hệ thống tuyệt vời, Tôi và học viên thực sự gắn bó và hiểu nhau” Giáo viên Rintola nói.
Hai giáo viên dạy một lớp. “Chúng tôi có thể hỗ trợ rất tốt cho nhau” giáo viên Kangasvieri chia sẽ “phối hợp giảng dạy là điều tốt nhất”.
Thầy Thế Anh