Quản lý tài chính cá nhân: 6 lọ tiền – Bí quyết làm giàu
Kiếm tiền đã khó – giữ được tiền còn khó hơn!
Không cần triệu đô – sống đời triệu phú
Học thuyết 5 con đường: Thoát nghèo – Làm giàu – Mua nhà – mua xe- Đầu tư cho con học trường VIP – Sống đời mơ ước
Có thể bạn không biết? Rất nhiều người kiếm được rất nhiều tiền những không biết quản lý tài chính và chết trong nợ nần: Điển hình là Michael Jackson và Mike Tyson … Xem thêm 2 đại ka này nợ nần ra sao mặc dù kiếm được hàng trăm, hàng tỷ đô la
Sách tài chính cá nhân nói về 6 hũ tiền – lọ tiền
Ai cũng cần biết quản lý tài chính vì nếu không biết thì đã nghèo lại càng nghèo hơn, đang giàu có thể ngập trong nợ nần – còn nếu biết quản lý tài chính tốt thì có thể biến nghèo thành giàu, biến đã giàu thành rất giàu!
Bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 cái lọ để quản lý tiền bạc, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nhiều tiền để quản lý. Điều quan trọng là bạn cần phát triển nó thành thói quen. Thậm chí với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu phương pháp này.
Hãy chia tiền của bạn thành 6 cái lọ hoặc 6 tài khoản ngân hàng, hay còn gọi là 6 quỹ tài chính. Bạn lưu ý, 6 quỹ này hoàn toàn tách biệt với nhau. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 quỹ. Việc này cần làm ngay và làm để tạo thành thói quen.
6 lọ tiền đó là gì? Phân chia tỷ lệ lọ tiền như thế nào là hợp lý?
1. Quỹ tự do tài chính FFA = 10%
Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Nhiều người có thể về hưu sớm là nhờ họ được tự do tài chính.
Bạn không được tiêu tiền trong quỹ này, tiền của quỹ này chỉ được dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập thu động cho bạn. Lập quỹ này cũng giống như bạn nuôi một con ngỗng để nó đẻ trứng vàng cho bạn, vì thế bạn tuyệt đối không được ăn thịt ngỗng (tức là không được tiêu tiền trong quỹ).
2. Tiết kiệm dài hạn LTSS = 10%
Quỹ này có hai mục đích: Tiết kiệm cho dài hạn và tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Ban đầu, bạn nên chia số tiền 10% tổng thu nhập này thành hai phần bằng nhau cho hai mục đích. Khi đã tiết kiệm đủ cho những trường hợp khẩn cấp (có giá trị tương đương khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày) thì có thể cất riêng khoản này ra và tập trung cho những mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua ôtô, cho con vào đại học.
3. Giáo dục đào tạo EDUC = 10%
Bạn dùng quỹ này để phát triển bản thân: tham gia các lớp học, hội thảo, mua sách vở… Bạn nên nhớ, cách đầu tư tốt nhất chính là đầu tư vào học tập. Nếu bạn không phát triển có nghĩa là bạn đang chết.
4. Nhu cầu thiết yếu (NEC) = 55%
Quỹ này giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống: ăn uống, xăng xe đi lại, điện thoại, các hóa đơn điện nước, quần áo và các chi phí khác.
Nếu bạn không thể sống với 55% thu nhập của mình thì hoặc là bạn cần gia tăng thu nhập hoặc là bạn cần đơn giản cuộc sống, ví dụ thay vì đi taxi, bạn hãy đi xe bus, thay vì đi xe máy tay ga, bạn hãy đi xe số, thay vì ăn hàng thì tự nấu ăn ở nhà với những thực phẩm bình dân.
5. Hưởng thụ PLAY = 10%
Hãy dùng quỹ này để chăm sóc bản thân, giúp bạn được hưởng cảm giác của người thành công và giàu có: ví dụ ăn những món sang trọng đắt tiền, đến những nơi bạn chưa từng đến, đi spa, đi nghe hòa nhạc….
Harv Eker khuyến cáo bạn nên tiêu hết tiền của quỹ này ngay khi một tháng kết thúc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn được hưởng một dịch vụ đắt đỏ hơn, muốn đi một chuyến du lịch xa hơn, bạn có thể tiết kiệm quỹ này trong một quý trước khi sử dụng.
6. Giúp đỡ người khác GIVE = 5%
Quỹ này dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè…, như một cách thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Sống cũng có nghĩa là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn.
Những người giàu có luôn xem mỗi tờ tiền như những hạt giống để tạo thêm tiền. Đối với họ, mỗi hạt giống đó đều có thể phát triển thành cây đại thụ. Vì vậy, nếu bạn lãng phí một hạt mầm thì cái cây sẽ không bao giờ có cơ hội để hình thành. Người giàu có trân trọng giá trị của từng đồng tiền lẻ mà họ sử dụng. Bạn nên quản lý tiền bạc của mình như thế
Nguyên tắc 6 lọ tiền áp dụng
- Vấn đề cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tôi nói là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.
- Quỹ Hưởng thụ PLAY cần được tiêu dùng liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình. Hãy nhớ việc hưởng thụ phải thực sự có chất lượng và giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, Ví Dụ: Trong quỹ PLAY của bạn có 2.000.000 đ nếu bạn đem số tiền đó đi mua quần áo thay vì bạn mua 10 cái mỗi cái chỉ 200.000 đ bạn hãy mua một bộ quần áo hàng hiệu có giá khoảng 2 triệu lúc này cảm xúc của bạn thật sự hạnh phúc thay vì chỉ mua những bộ quần áo giá rẻ kia.
- Quỹ tự do tài chính FFA, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động.
Nói thì dễ thế chứ tuân thủ nguyên tắc là điều cực kì khó vì rất nhiều người nói thì hay những ko làm được. Bởi vậy phải tập thói quen kỉ luật đối với tiền.
Các câu hỏi thực tế khi áp dụng 6 lọ tiền- hũ tiền
1. Làm thế nào để ở khách sạn 5 sao và vé máy bay thương gia trong khi bạn chỉ có đủ tiền cho vé máy bay hạng thường và khách sạn 2 sao?
Trả lời: Lấy một phần tiền trong quỹ NEC và phần chênh lệch giá giữa 5 sao và 2 sao; hạng thương gia và hạng thường thì dùng quỹ PLAY. Nếu không đủ thì đi kiếm thêm tiền để đủ quỹ PLAY – bạn sẽ có động lực để kiếm.
2. 2 con của bạn đều muốn học trường quốc tế (400tr/năm/ 2 cháu) trong khi vợ chồng bạn thu nhập chỉ có 166 tr/tháng ( 2 tỷ /năm)
Trả lời: Tức là quỹ giáo dục EDU của bạn chỉ có 200 tr/năm+ Lấy 1 ít trong quỹ NEC và quỹ đầu tư để bù thêm vào.
3. Nếu thu nhập của bạn ngày càng tăng thì quỹ PLAY – ăn chơi nên giảm xuống chỉ cần 7-8% là đủ. Thậm chí chỉ còn 5 %.
Trả lời: Khi bạn bè, người thân hỏi vay tiền thì cho vay tối đa bao nhiêu? Dùng quỹ từ thiện GIVE, một chút quỹ đầu tư, 1 chút NEC cho vay nhưng không quá 10%.
Còn với những loại bạn bè CHÓ thì ko cho vay 1 đồng nào, đừng Cả nể hãy thẳng thắn.
4. Đầu tư BĐS, Bitcoin, Cổ phiều? …. Đầu tư gì tùy các bạn tuy nhiên chỉ lấy trong quỹ dài hạn, tự do tài chính, tiết kiệm dài hạn, một ít NEC … tổng chỉ khoảng 25-30% thu nhập.
Trả lời: Quỹ bảo hiểm có ưu nhược điểm gì? Bảo hiểm ko bị truy thu thuế nhưng nhược điểm là ko lãi kép, thanh khoản thấp.
5. Phải biết phân biệt tài chính cá nhân, tài chính kinh doanh, tài chính đầu tư.
Trả lời: THOÁT NGHÈO cần thời gian bao lâu? từ 6-18 tháng để thoát nghèo. Thế nào được gọi là thoát nghèo? Thoát nghèo khi bạn ko cần phải làm việc trong vòng 1 năm và công ty của bạn trong vòng 6 tháng mà vẫn đủ duy trì. Khoản tiền này ko được động vào dù bất cứ điều gì xảy ra.