Ở Việt Nam, các ba mẹ thường quan tâm đến nhiều đến việc phát triển trí thông minh cho con, mà chưa nhiều người để tâm đến việc phát triển “tư duy”, trong khi “tư duy” mới chính là mấu chốt quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ.Việc giúp trẻ phát triển tư duy tốt chính là phát triển sự linh hoạt trong suy nghĩ giúp trẻ sáng tạo, có những quyết định chính xác hơn, nổi bật trong tập thể, và vượt trội cả ở trường học cũng như trong cả cuộc sống.
Thực ra tư duy và trí thông minh rất khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh mà chúng ta xác định là có đến 9 loại trí thông minh khác nhau, và mỗi trẻ em thường sẽ có 1 thiên hướng thông minh riêng biệt. Con bạn có thể rất thông minh ở lĩnh vực này, nhưng chưa chắc thông minh ở lĩnh vực khác. Vì vậy, nếu nếu không được chú trọng phát triển năng lực tư duy, thì trong từng tình huống cụ thể, trẻ có thể sẽ khó tìm được các giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề, vượt qua thách thức của cuộc sống.
Tư duy có nhiều việc huy động toàn bộ trí thông minh ,để tìm ra giải pháp cho những vấn đề , tình huống gặp phải ,nếu ỏ cấp độ tư duy thấp trẻ chỉ rơi vào hành động lặp đi lặp lại ,ghi nhớ nhồi nhét ,mà không có sáng tạo ,ko có cái riêng của riêng mình ,dễ bị nhồi nhét ,sẽ trở lên ngại cho sự phát triển sua này của trẻ
Rèn cho trẻ khả năng suy nghĩ thực tế từ khi 1-3 tuổi
Trẻ nhỏ giai đoạn này luôn thích hỏi “tại sao?”, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và mệt với hàng trăm câu hỏi mỗi ngày, có những câu trẻ hỏi đi hỏi lại. Nhiều cha mẹ cố gắng trả lời trẻ, nhưng thay vì trả lời câu hỏi kiểu như “tại sao mẹ lại cho sữa vào tủ lạnh?” bằng “vì nếu không nó sẽ hỏng và bốc mùi”, các cha mẹ hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản: đổ sữa vào 2 cốc, giữ một cái trong tủ lạnh và một cái ở quầy bếp, cùng con kiểm tra chúng trong 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, để trẻ quan sát sự khác biệt giữa hai cốc.
Tất nhiên những việc như thế này sẽ mất thời gian, khi quỹ thời gian của bạn eo hẹp. Tuy nhiên, bạn không cần nhất thiết phải làm hàng ngày, mà có thể làm vào những lúc rảnh hoặc cuối tuần. Việc nhỏ này sẽ giúp cho đứa trẻ của bạn tăng sự tò mò, ưa khám phá, quan sát và đó là nền tảng quan trọng xây dựng sự tư duy từ khi trẻ còn nhỏ.
Đặt câu hỏi ngược với những câu hỏi của con, giúp trẻ suy nghĩ
Có nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và tránh trả lời câu hỏi của trẻ, nhưng thực sự bạn sẽ giúp con đạt được nhiều kĩ năng khi kiên nhẫn trả lời các câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này. Trẻ thực sự muốn biết làm thế nào để làm được điều gì đó, ở đâu đó, hoặc tại sao điều gì đó xảy ra. Nhiều cha mẹ chọn cách trả lời thẳng câu hỏi và điều này có thể làm trẻ lười suy nghĩ. Hãy thử phản ứng của trẻ với tư cách đặt ngược một câu hỏi khác.
Rèn luyện trí tưởng tượng “đạo diễn” cho trẻ
Nếu cha mẹ cùng con đọc sách hoặc xem phim, hãy tạm dừng chương trình ở những khoảnh khắc quan trọng và hỏi trẻ “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao?” Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng suy luận và đưa ra lập luận. Thậm chí bạn có thể thực hiện việc này ngày trong những bữa tiệc của gia đình, bạn có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ sâu sắc chỉ bằng cách hỏi những câu hỏi như “Con nghĩ bữa tiệc này có vẻ là một ý tưởng hay không? Tại sao? “
Rèn cho trẻ tư duy từ chính câu hỏi của trẻ

Câu trả lời này rất dễ, nhưng nó chỉ mang thông điệp giải thích. Các bạn có thể nhẹ nhàng hỗ trợ cho trẻ phân tích để tránh ảnh hưởng đến việc hiểu lầm về điều này với những câu hỏi như “Tại sao con nghĩ đây là xe cứu thương?” “Làm thế nào đây giống như xe cứu thương?” “Con thấy nó có khác biệt gì với xe cứu thương con đã thấy?”