Năm nay là năm “ĐẠI LOẠN” đối với giáo dục Việt
- Một loạt thay đổi về hình thức thi: Toán từ Tự luận sang trắc nghiệm, Văn rút ngắn thời gian, Khoa học tự nhiên (Tổ hợp của Lý- Hóa- Sinh). Khoa học xã hội (Sử – Địa- GDCD).
- Một loạt quyết định về cấm Dạy thêm ở Hồ Chí Minh và một vài địa phương khác.
- Một loạt thí điểm về việc biến tiếng Tàu và tiếng Nga thành ngoại ngữ cùng với Tiếng Anh.
- Thay đổi cả ở kỳ thi mang tính chất địa phương như 9 vào 10: Không biết có thi thêm môn tự chon theo kiểu BỐC THĂM TRÚNG THƯỞNG ko???
Một số lý do được đặt ra là phải biến các HỌC SINH thành các SIÊU NHÂN với tiêu chí: “Trên thông thiên văn dưới tường địa lý” cái gì cũng giỏi và cái gì cũng phải biết J Good Idea.
Một lý do là nước ta đang theo xu thế quốc tế nên theo anh bạn Mỹ thi kiểu SAT cho vui vui.
Ngoài ra có một lý do nữa là chiều hướng GIẢM TẢI ÁP LỰC cho thí sinh: Giảm số ngày thi, giảm số lượng câu hỏi, giảm thời gian từng môn thi, đỡ phải đi lại….
====================
NẾU TÔI LÀM BỘ TRƯỞNG???
Tôi sẽ chọn lọc tinh hoa của Israel áp dụng vào Việt Nam.
ĐÔI ĐIỀU VỀ GIÁO DỤC CỦA ISRAEL để các vị phụ huynh và học sinh biết thêm:
– Về chương trình học: Dạy Toán – Khoa học – Kinh doanh từ nhỏ.
– Về tình yêu với sách: Bôi mật ông vào sách cho trẻ em nếm => hình thành trong tư tưởng non nớt của trẻ về sách là một thứ gì rất ngọt ngào và thích thú.
– Về quan niệm tri thức: Tri thức là tài sản quý giá nhất thứ có thể tạo ra của cải vật chất mà không ai có thể cướp hay tước đoạt được.
– Về quan niệm lý thuyết và thực hành: Trí tuệ là bố của tri thức vì có tri thức phải áp dụng vào đời sống và thực tế chứ không chỉ như con LỪA gánh trên lưng một đống sách mà thôi.
– Về khởi nghiệp: Khuyến khích khởi nghiệp không phân biệt tuổi tác tầng lớp=> thế mới có chuyện đứa 12 tuổi và các cụ già ngồi bàn luận với nhau về việc làm thế nào để tạo ra sản phẩm thay đổi thế giới.
– Về thất bại: Cứ một doanh nghiệp chết đi thì 2 doanh nghiệp khác mở ra.
– Về tiền nong: Coi trọng giá trị của tiền bạc và sử dụng đồng tiền hiệu quả=> toàn trùm tài chính là dân do thái.
– Về chữ tín: Coi trọng danh dự lời hứa và tinh thần tự tôn dân tộc. Dù chết cũng giữ vững lời thề.
Thầy Nguyễn Thế Anh