Điểm lạ trong kỳ thi THPT quốc gia 2015
Thủ khoa mà lại không phải là thủ khoa
Ngô Minh Vương đã đạt được điểm số “cực cao” trong kì thi THPT Quốc gia 2015 năm nay với các môn thi như sau: Toán: 10 điểm, Vật lí: 9,5 điểm, Hóa học: 10 điểm, Sinh học: 9,75 điểm, Tiếng Anh: 7,5 điểm, Ngữ văn: 7 điểm (tổng điểm 6 môn là 53,75). Nếu xét theo khối thi truyền thống thì tổng điểm tổ hợp theo các khối thi Đại học của nam sinh này sẽ là: Khối A (Toán, Vật Lý, Hóa Học) 29.5 điểm,Khối B (Toán , Hóa Học, Sinh Học) 29.75 điểm.Ở cả hai khối A và B nam sinh này tạm thời là thủ khoa của kì thi THPT Quốc gia. Với các khối như : Khối D (Toán, Ngữ Văn , Tiếng Anh) đạt 24.5điểm, khối A1 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh) đạt 27 điểm đều là mức điểm số rất cao. Tuy nhiên nếu tính cả Điểm cộng ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng, theo giải… thì thí sinh này vẫn đứng sau khá nhiều thi sinh khác. Những năm trước khi đã đỗ vào trường rồi thì không tính điểm cộng nhưng năm nay điểm cộng sẽ giúp các thí sinh bứt phá về số điểm. Trong đề thi chỉ có khoảng 10 câu trắc nghiệm phân loại tốt (tương đương với 2 điểm) nhưng điểm cộng có thể lên đến 6.5 điểm đã thay đổi hoàn toàn cục diện. Bởi vậy năm nay danh sách thủ khoa các trường sẽ là một điều khó khăn. Liệu lấy Điểm thi thôi hay lấy cả Điểm cộng để xét thủ khoa=> Liệu cách lấy Điểm cộng có gây bất công khi xét thủ khoa không????
Tưởng một nhưng lại không phải một
Sau một thời gian hô hào đưa ra lợi hại của MỘT KỲ THI CHUNG giúp tiết kiệm được bao nhiêu chi phí cho Nhà nước, cho người dân. Nhưng sự thật là số lần lên Hà Nội của người dân các tỉnh nhiều hơn con số 2 rất nhiều. Nhiều bạn vì phải thay đổi việc NỘP, RÚT HỒ SƠ mà phải thuê nhà, chầu chực ở trường và trên mạng hàng tháng trời để rút hồ sơ. Không biết là có ưu việt hơn không nhưng số tiền bỏ ra thì cũng không ít hơn năm trước mà thậm chí còn tăng.
9 điểm một môn vẫn còn sợ trượt
Điển hình như ở một số trường Top đầu như Đại học Ngoại Thương (Chuyên ngành Kinh đế đối ngoại) , Đại học Y Hà Nội (Bác sỹ Đa Khoa), Đại học Dược Hà Nội…. thì 9 điểm một môn (Bao gồm cả điểm cộng) hoặc bạn nào không có điểm cộng nhưng vẫn là 27 ( ở Khu vực thành phố lớn như Hà Nội) thì 9 điểm/môn vẫn có khả năng trượt. Chỉ tiêu lấy vào chuyên ngành của trường không nhiều thường 500- 700 người nhưng số lượng hồ sơ nộp vào thì nhiều hơn rất nhiều. Nhiều bạn 26.5 chắc vẫn như đang ngồi trên đống lửa bởi có nên rút hay giữ lại.
Điểm cộng quyết định số phận
Điển hình là việc một bạn học sinh được cộng 6.5 điểm khiến nhiều bạn học sinh ở thành phố chỉ biết Than thân trách phận. Dù số tiền mà phụ huynh các em bỏ ra không nhỏ để làm được 10 câu khó phân loại cuối cùng thì nhưng cố gắng đó các em cũng không thể được điểm cao như các bạn ở Nông thôn, Miền núi với điểm cộng cao như vậy. Năm sau hi vọng Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ có một mức điểm cộng phù hợp hơn để người giỏi được cộng điểm tương ứng và không gây bất công trong quá trình thi cử. Kiến nghị về Điểm cộng năm sau ( Điểm cộng theo số điểm thực sự các em thi, Điểm cộng tối đa là bao nhiêu, Tỷ lệ Điểm cộng…)
Trường chen chúc – trường vắng bóng học sinh
Hình ảnh đối lập của các trường TOP đầu và những trường top sau (đặc biệt là các trường dân lập). Trường thì học sinh phụ huynh chen nhau nộp hồ sơ, trường thì không có lấy bóng học sinh. Kiến nghị các trường top sau nên đóng cửa hoặc chuyển đổi mục đích. Số lượng các trường đại học, cao đẳng nên giảm đi nữa thì hơn. Bộ Giáo dục và đào tạo nên đầu tư cho số lượng Sinh viên có chất lượng tốt. Việc này sẽ để nói sau.
Thi xong đâu phải là xong
Những năm trước khi kỳ thi kết thúc gần như các em học sinh được thoải mái đầu óc và chỉ cần lựa chọn xem học ở đâu bởi gần như đã biết kết quả đỗ trượt. Nhưng năm nay thì khác hoàn toàn, các em học sinh và người nhà ngày ngày phải cập nhật tình hình Danh sách xét tuyển. Và một buổi sáng thức dậy thấy mình đã tụt hạng thê thảm đành phải xếp hàng rút hồ sơ để sang trường khác “nộp hồ sơ” đánh bật những thí sinh điểm thấp hơn mình. Cái vòng luẩn quẩn rút rồi nộp cứ diễn ra từ Trường cao sang trường thấp.
Giây phút cuối cùng – Như là đánh bạc, trúng số.
Càng những ngày cuối cùng của đợt xét tuyển lại là những phút giây căng thẳng nhất với các vị phụ huynh và các em học sinh. Giây phút có nên rút hay để hồ sơ và liệu có đỗ không? thật là một câu trả lời khó đoán. Các vị phụ huynh nông dân và các em học sinh bỗng chốc trở thành “những chuyên gia tính toán chỉ tiêu” và rút nộp hồ sơ kiểu như Các bác chơi chứng khoán – mua mã cổ phiếu này + bán mã cổ phiếu này mong sao có lợi nhuận cao nhất. Tất nhiên trong cuộc chơi không phải ai cũng được thắng có những người tay trắng chỉ vì không biết luật chơi hoặc chơi không đúng luật.
Và tất nhiên còn nhiều điểm khác biệt của kỳ thi năm nay nhưng dù kết quả ra sao thì thầy cũng chúc các em Trúng tuyển vào những nơi mình mong muốn!
Thầy Nguyễn Thế Anh