Đề kiểm tra Toán 9 Chương 2 Hình học (Đề 6)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho tam giác ABC. Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC. Gọi M,N,P lần lượt là hình chiếu O trên các cạnh AB, BC, CA. Biết AB > BC > CA. Khi đó:
A. OM < OP < ON B.OM > ON > OP
C. OP > OM > ON D.ON < OP < OM
Câu 2: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để được một khẳng định đúng. CHO hai đường tròn (O;R) và (O’;r)
Hệ thức giữa OO’; R và r | Số điểm chung của hai đường tròn (O) và (O’) |
a)OO’=0, R=r b)OO’=R-r(R > r) c) OO’ > R+r(R > r) d) )OO’ < R-r(R > r) |
1)không có điểm chung 2)có một điểm chung 3)có hai điểm chung 4)có ba điểm chung 5)có vô số điểm chung |
Câu 3: Điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.
A.Khi đường thẳng và đường tròn tiếp xúc thì số điểm chung của chúng là……………………………….
B.Khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a nhỏ hơn bán kính thì số điểm chung của (O) và đường thẳng a là……………………………………………….
Câu 4: Chọn câu có khẳng định sai.
Cho hai đường tròn đồng tâm (O;R1) và (O;R2). Một đường tròn (O’;R3) cắt (O;R1) tại A và B và cắt (O;R2) tại C và D. Khi đó:
A. AB //CD B. OO’ vuông góc CD
C. AC // BD
D. OO’ là đường trung trực của AB.
Câu 5: Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh AB=8cm; AC=15cm và BC=17cm. Khi đó:
A. AB là tiếp tuyến của đường tròn(C;CA)
B. BC là tiếp tuyến của đường tròn(A;AC)
C. AC là tiếp tuyến của đường tròn(B;BC)
D. Kết quả A, B, C đều sai.
Phần tự luận
Bài 1: (3 điểm) Cho đường tròn (O;5cm) và dây AB có độ dài 8cm. Qua điểm B kẻ dây BC vuông góc với dây AB.
a) Tính độ dài BC.
Bài 2: (4 điểm) Cho đường tròn (O;R) đường kính AB và một điểm M trên đường tròn (M khác A và B) của (O) CẮt tiếp tuyến tại M theo thứ tự C và D.
a) Chứng minh AM // OD .
b) Biết AM cắt OC tại E và BM cắt OD tại F. Chứng tỏ:
OE.OC=OF.OD
Tính theo R diện tích tứ giác OMDB.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Chọn C
Câu 2. a – 5; b – 2; c – 1; d – 1
Câu 3. A.1 B.2 Câu 4. Chọn C Câu 5. Chọn A
Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1:
Bài 2:
Lại có: OM=OB (bán kính)
DM=DB (định lí tiếp tuyến cắt nhau)
Nên OD là trung trực của MB ⇔ OD vuông góc MB (2)
Từ (1) và (2) suy ra AM//OD
b) Ta có: OA=OM (bán kính)
CA=CM (định lí tiếp tuyến cắt nhau)
CO là đường trung trực của AM hay CO vuông góc với AM tại E.
Ta có: tam giác COM vuông tại M có ME là đường cao nên:
OE.OC=OM2 (hệ thức lượng)
Tương tự tam giác OMD vuông tại M có MF là đường cao nên:
OF.OD=OM2 (hệ thức lượng)
Suy ra: OE.OC=OF.OD