Dạy Xác Suất , Thống kê Từ Lớp 2 ,Khó Hay Dễ

Thông tin sẽ có nội dung xác suất, thống kê vào môn toán của chương trình giáo dục mới từ lớp 2 khiến nhiều phụ huynh xôn xao.

hoc-sinh-15730079951851155632656

Xác suất, thống kê trước đây được đưa vào chủ yếu ở lớp 7, lớp 10, một chút ở lớp 4, 5. Ở chương trình mới, nó sẽ xuất hiện từ lớp 2 đến lớp 12, đề cập theo hướng đồng tâm, nâng cao dần.

Xác suất thông kê ỏ bậc tiểu học 

Ở lớp 2, phần thống kê gồm các nội dung thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu, đọc biểu đồ tranh, nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh.

Với nội dung này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản, đọc, mô tả được số liệu ở dạng biểu đồ tranh và nêu một số nhận xét.

Untitled

Nhưng nếu nghiên cứu chương trình, đọc các bài học thiết kế theo chương trình sẽ thấy nó nhẹ nhàng, đơn giản nhưng rất thiết thực với học sinh từ bậc tiểu học. 

GS Đỗ Đức Thái đưa ra ví dụ khi chơi cá ngựa, mỗi lần gieo viên xúc xắc, các em học sinh sẽ thấy không thể chắc chắn gieo được mặt sáu, mặt năm, mà còn có thể có cả một, hai… Thao tác đó cho các em khái niệm về sự “chắc chắn” hay “có thể”. 

Hay một trò chơi khác, cho các quả bóng màu xanh và đỏ vào hộp kín và thò tay lấy bóng ra, có thể sẽ lấy vào quả xanh, nhưng có thể lấy quả đỏ.

Nói dạy “xác suất” ai cũng sợ, nhưng thực chất nó đơn giản, nhẹ nhàng như thế. Đó là cách để trẻ có khái niệm ban đầu về những hiện tượng, sự việc có thể hoặc không thể xảy ra trong cuộc sống. Nó không chỉ có trong toán, mà còn có trong các môn học khác như tự nhiên xã hội khi đặt ra các tình huống cụ thể. 

Ví dụ nếu sờ tay vào ổ điện, ổ điện không có điện sẽ không sao cả, nhưng nếu có điện sẽ gặp nguy hiểm. Dạy trẻ điều đó để biết khi ta hành động thì sẽ xảy ra hậu quả gì…

Tương tự, bài học về “thống kê” ở tiểu học cũng đơn giản như vậy. Ở lớp 2, trẻ có thể sẽ thực hiện các yêu cầu đi trong lớp xem có bao nhiêu bạn đang có tẩy, bút chì, vở và ghi lại con số đã đếm. Đó là cách để trẻ làm quen với thao tác thu thập, kiểm đếm đơn giản. 

Lớp 3, cao hơn một chút, sẽ ấn định tiêu chí để học sinh thu thập, kiểm đếm. Ví dụ đặt yêu cầu “hãy xem lớp có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?”. Học sinh đếm và ghi thống kê số học sinh nam riêng, nữ riêng, trên tổng số bao nhiêu…

Trong phần xác suất, các em cần biết kiểm đếm được số lần lặp lại khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện (nhiều lần) thí nghiệm, trò chơi đơn giản (ví dụ trong một vài trò chơi như tung đồng xu, lấy bóng từ hộp kín…).

Như vậy, ở bậc tiểu học, một số giáo viên cho rằng nội dung xác suất, thống kê đơn giản, nhẹ nhàng, tạo nền tảng để các em nắm phần kiến thức phức tạp hơn ở bậc THCS và THPT.

Học toán qua hoạt động ,trò chơi 

Thay vì cung cấp kiến thức, các khái niệm, giáo viên có thể đưa học sinh vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống thông qua các hoạt động đa dạng. Học sinh trả lời được các câu hỏi “vì sao?”, “làm như thế nào?” trong mỗi tình huống cụ thể thì có nghĩa sẽ hiểu bản chất của toán học và dễ dàng vận dụng, chứ không khó hiểu như nhiều người tưởng. 

“Thay vào việc dạy cho học sinh những kiến thức mà các em không biết để làm gì, bây giờ là dạy cho học sinh biết giải quyết các vấn đề trong cuộc sống” 

Phụ huynh không nên hoang mang 

Khi biết thông tin xác suất, thống kê được dạy từ lớp 2, nhiều phụ huynh lo lắng sẽ quá sức đối với con em họ. Đây là điều dễ hiểu khi trong chương trình hiện tại, xác suất, thống kê được tập trung ở chương trình lớp 11. Nó cũng là phần khó trong Toán học nếu đào sâu.

Theo một giáo viên dạy toán Đó là phần Toán học thực tế khá quan trọng và thú vị. Chẳng hạn, những kiến thức cơ bản về xác suất có thể giúp học sinh hiểu được sự việc có thể xảy ra hoặc không xảy ra, nếu xảy ra thì khả năng xảy ra cao hay thấp…

Theo nữ giáo viên, nhiều người lo lắng vì chưa tìm hiểu kỹ, cảm thấy xác suất, thống kê là kiến thức phức tạp, xa vời với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tuy nhiên, cô khẳng định các em chỉ cần biết quan sát và biết đếm là có thể nắm nội dung này.

Vì thế, khi bàn đến dạy gì, dạy thế nào ở phổ thông, chúng ta nên tiếp cận trên bình diện giáo dục học, tâm lý học, phải tôn trọng quy luật của quá trình nhận thức và tính vừa sức đối với lứa tuổi cùng cả bối cảnh xã hội nữa.