Cực trị hàm số – Lê Hải Trung

CỰC TRỊ HÀM SỐ – LÊ HẢI TRUNG

Bài viết cùng chủ đề: Bài tập trắc nghiệm sự đồng biến và nghịch biến của hàm số – Trần Công Diêu

 

+ Tóm tắt lý thuyết: Định nghĩa, điều kiện cần và đủ để có cực trị, quy tắc tìm cực trị của hàm số, kỹ năng giải nhanh các bài toán cực trị hàm số bậc ba và hàm trùng phương
+ 6 ví dụ minh họa tương ứng với các dạng bài khác nhau, có phân dạng và lời giải chi tiết
+ 25 bài tập trắc nghiệm tự luyện
+ 100 bài tập về nhà, có đáp án
Trích dẫn tài liệu:
+ Cho hàm số y = -2x^3 + x + 1 – m(x^2 – 1)
a. Tìm m để hàm số có cực trị
b. Tìm m để hàm số có cực trị thoả mãn xCĐ + xCT = 3
c. Viết phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị. Từ đó tìm m để yCĐ+yCT = 14
+ Cho hàm số y = x^3 – mx^2 – 2x + 1. Chọn mệnh đề đúng:
A. Hàm số không có điểm cực trị với mọi giá trị của m
B. Hàm số có một điểm cực tiểu với mọi giá trị của m
C. Hàm số có một điểm cực đại với mọi giá trị của m
D. Hàm số luôn có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu với mọi giá trị của m
+ Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên R. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nếu đạo hàm đổi dấu khi x chạy qua x0 thì hàm số đạt cực tiểu tại x0
B. Nếu f'(x0) = 0 thì hàm số đạt cực trị tại x0
C. Nếu hàm số đạt cực trị tại x0 thì đạo hàm đổi dấu khi x chạy qua x0
D. Nếu f'(x0) = f”(x0) = 0 thì hàm số không đạt cực trị tại x0

Download đầy đủ Cực trị hàm số – Lê Hải Trung tại đây.